Trong cuộc sống, sẽ không thiếu những khi bạn nghĩ đến việc sống thế nào cho mình và cho tập thể xung quanh.

Là cỏ…
Không gì tuyệt bằng sống hòa đồng cùng tập thể và được yêu thương. Và rõ ràng là chúng ta không ai có thể sống một mình hay thành công một mình cả.
Nhưng có khi nào bạn tự hỏi, nếu như mình cũng là cỏ, ai sẽ là người nhận ra bạn trong đám đông?
Khi quan sát một bụi cỏ, điều bạn nhận thấy hoặc là chúng khô héo, xác xơ, hoặc là buột miệng khen chúng xanh tươi, mướt mắt. Chẳng bao giờ chúng ta ngồi xuống và xem chi tiết.
Cũng như vậy, khi bạn muốn mình được hòa vào đám đông, đôi khi chấp nhận việc mình bị lu mờ. Bạn từ bỏ cái áo màu khá tươi tắn, vì sợ mình là người nổi bật nhất trong lớp. Bạn không dám để kiểu tóc mình thích, chẳng qua cũng sợ bị chú ý xì xầm. Bạn chưa dám công bố người yêu với bè bạn, vì sợ những điều không hay. Và chẳng dám giơ tay phát biểu dẫu giảng viên hỏi đến lần thứ ba vì sợ mang tiếng thích chơi trội…
Có biết bao ý tưởng hay ho bị bỏ qua vì sợ chê là điên rồ, bao nhiêu viên ngọc bị bỏ sót vì chẳng dám mài giũa, và bao nhiêu cá tính tốt đẹp bị vùi lấp giữa một đám đông chỉ vì sợ mình bị chú ý?
…Hay làm cây
Nếu bạn quan tâm một chút, sẽ thấy rằng trong một tập thế, những cá nhân quá tài giỏi hay nổi bật, hoặc là sẽ chơi với một nhóm cũng giỏi tương đương như thế, hoặc sẽ cô đơn một mình. Cây cao, vươn đón lấy nắng, nhưng là cô độc. Mọi người không thích chơi chung vì sợ mình bị so sánh, không chấp nhận một người bằng tuổi mình mà lại giỏi hơn, hay không dám thừa nhận rằng rõ ràng trong lòng mình nhen nhóm ghen tị?
Những cô nàng xinh xắn thường bị đặt điều nói thêm bớt này nọ. Những lớp trưởng bí thư hay teen tài năng thường sẽ là nạn nhân của thói sau lưng xì xầm. Anh hotboy này, cô nữ sinh thanh lịch kia thể nào cũng sẽ bị bới móc đến từng chi tiết đời tư, chỉ để chứng minh rằng này là họ cũng có khuyết điểm, cũng có thói xấu. Mọi thứ được đem lên mạng, công bố rộng rãi, được một đám đông những người “làm cỏ” comment hô hào, và một làn sóng a dua cứ thế lan truyền mãi.
“Chúng tôi không phải thiên thần. Và cũng đừng cho chúng tôi là thiên thần rồi thích thú với việc đào bới những khiếm khuyết.” Một hotgirl nổi tiếng Sài thành đã phải thốt lên như thế, bạn liệu có bao giờ đứng về phía đó và hiểu cho họ?
Tớ xin không bàn luận đến những cái cây kiêu ngạo và chẳng biết cư xử thông minh.
Bạn chọn gì là tùy suy nghĩ riêng. Nhưng nếu được, tớ mong bạn làm một thân cây cao vừa đủ, để thấy được còn những hoàn cảnh thấp hơn của “cỏ”, hạnh phúc với những gì mình có trong tay, và không ngừng nhìn lên những “cây đại thụ” to hơn mà cố gắng.
“Bản chất của việc làm cỏ là sống bè phái và bị lãng quên. Bản chất của việc làm cây là cao, nhưng trơ trọi”. Đừng để chúng ta mãi là nạn nhân của những nhận định thế này. Teen hôm nay sống thoải mái, thoáng, chấp nhận việc người nào đó sẽ tỏa sáng hơn mình, và mình phải cố gắng thế nào để được như thế và vượt qua, phải không?
Hẳn sẽ có nhiều phản biện vì bài viết, nhưng xin hãy để mọi cá nhân được tỏa sáng trong vòng an toàn của họ, vì bạn biết không, chính bạn cũng có thể là số một cơ mà!
Nguồn: http://www.muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Ky-nang-song/2011/4-13/43720/

Là cỏ…
Không gì tuyệt bằng sống hòa đồng cùng tập thể và được yêu thương. Và rõ ràng là chúng ta không ai có thể sống một mình hay thành công một mình cả.
Nhưng có khi nào bạn tự hỏi, nếu như mình cũng là cỏ, ai sẽ là người nhận ra bạn trong đám đông?
Khi quan sát một bụi cỏ, điều bạn nhận thấy hoặc là chúng khô héo, xác xơ, hoặc là buột miệng khen chúng xanh tươi, mướt mắt. Chẳng bao giờ chúng ta ngồi xuống và xem chi tiết.
Cũng như vậy, khi bạn muốn mình được hòa vào đám đông, đôi khi chấp nhận việc mình bị lu mờ. Bạn từ bỏ cái áo màu khá tươi tắn, vì sợ mình là người nổi bật nhất trong lớp. Bạn không dám để kiểu tóc mình thích, chẳng qua cũng sợ bị chú ý xì xầm. Bạn chưa dám công bố người yêu với bè bạn, vì sợ những điều không hay. Và chẳng dám giơ tay phát biểu dẫu giảng viên hỏi đến lần thứ ba vì sợ mang tiếng thích chơi trội…
Có biết bao ý tưởng hay ho bị bỏ qua vì sợ chê là điên rồ, bao nhiêu viên ngọc bị bỏ sót vì chẳng dám mài giũa, và bao nhiêu cá tính tốt đẹp bị vùi lấp giữa một đám đông chỉ vì sợ mình bị chú ý?
…Hay làm cây
Nếu bạn quan tâm một chút, sẽ thấy rằng trong một tập thế, những cá nhân quá tài giỏi hay nổi bật, hoặc là sẽ chơi với một nhóm cũng giỏi tương đương như thế, hoặc sẽ cô đơn một mình. Cây cao, vươn đón lấy nắng, nhưng là cô độc. Mọi người không thích chơi chung vì sợ mình bị so sánh, không chấp nhận một người bằng tuổi mình mà lại giỏi hơn, hay không dám thừa nhận rằng rõ ràng trong lòng mình nhen nhóm ghen tị?
Những cô nàng xinh xắn thường bị đặt điều nói thêm bớt này nọ. Những lớp trưởng bí thư hay teen tài năng thường sẽ là nạn nhân của thói sau lưng xì xầm. Anh hotboy này, cô nữ sinh thanh lịch kia thể nào cũng sẽ bị bới móc đến từng chi tiết đời tư, chỉ để chứng minh rằng này là họ cũng có khuyết điểm, cũng có thói xấu. Mọi thứ được đem lên mạng, công bố rộng rãi, được một đám đông những người “làm cỏ” comment hô hào, và một làn sóng a dua cứ thế lan truyền mãi.
“Chúng tôi không phải thiên thần. Và cũng đừng cho chúng tôi là thiên thần rồi thích thú với việc đào bới những khiếm khuyết.” Một hotgirl nổi tiếng Sài thành đã phải thốt lên như thế, bạn liệu có bao giờ đứng về phía đó và hiểu cho họ?
Tớ xin không bàn luận đến những cái cây kiêu ngạo và chẳng biết cư xử thông minh.
Bạn chọn gì là tùy suy nghĩ riêng. Nhưng nếu được, tớ mong bạn làm một thân cây cao vừa đủ, để thấy được còn những hoàn cảnh thấp hơn của “cỏ”, hạnh phúc với những gì mình có trong tay, và không ngừng nhìn lên những “cây đại thụ” to hơn mà cố gắng.
“Bản chất của việc làm cỏ là sống bè phái và bị lãng quên. Bản chất của việc làm cây là cao, nhưng trơ trọi”. Đừng để chúng ta mãi là nạn nhân của những nhận định thế này. Teen hôm nay sống thoải mái, thoáng, chấp nhận việc người nào đó sẽ tỏa sáng hơn mình, và mình phải cố gắng thế nào để được như thế và vượt qua, phải không?
Hẳn sẽ có nhiều phản biện vì bài viết, nhưng xin hãy để mọi cá nhân được tỏa sáng trong vòng an toàn của họ, vì bạn biết không, chính bạn cũng có thể là số một cơ mà!
Nguồn: http://www.muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Ky-nang-song/2011/4-13/43720/
Ðề: Bạn sẽ là “cỏ” hay làm “cây”?
Anh xin được làm cỏ
Nâng mãi bước chân em
Anh cũng muốn làm cây
Để che những trưa hè
Em nói:
Làm cỏ “bị lãng quên”
Làm cây “đứng trơi trọi”
Anh biết làm cây gì?
Thôi không làm cây nữa
Nghĩ đi rồi nghĩ lại
Anh vẫn thấy chưa thông
Hay anh làm cơn gió
Hôn mãi mái tóc em
Thấy vậy cũng không ổn
Anh với em là gì?
Nào ta đâu biết nhau
Lỡ mai sau ra đường.
Cỏ. cây ta nào biết
Em ở đâu anh đâu?
Gặp nhau nhờ hàng chữ
Hay ta là bạn nhé?
:tt1:
Ðề: Bạn sẽ là “cỏ” hay làm “cây”?
Có thể cho TY chọn cả hai không? Chắc là bạn nghĩ TY tham lam, nhưng mà đôi lúc TY muốn làm cỏ sống với bạn bè, hoà nhập với tất cả mọi người. Nhưng đôi khi TY là cây sống với lập trường và quan điểm của mình.:3D_12::3D_12:
Ðề: Bạn sẽ là “cỏ” hay làm “cây”?
LÃNH ĐẠO THÌ CÔ ĐƠN?
Cô đơn trên đỉnh núi cao buồn bã đổ bóng dài xuống phía trước; cô đơn sau chiếc bàn lớn với ngổn ngang giấy tờ, báo cáo, tài liệu; cô đơn trên bục thuyết trình trước đám nhân viên đang trong cuộc họp nhưng chẳng khác gì ong vỡ tổ… Hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp thường được vẽ như vậy trên truyền thông, trong suy nghĩ và quan niệm của xã hội.
Lãnh đạo thì cô đơn? Điều này có thể đúng và có thể không đúng!
Cô đơn giữa chốn đông người
Cô đơn nghĩa là những điều không thể chia sẽ cùng ai, không ai hiểu được mình, đơn độc trên con đường tới đích dù xung quanh là đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng vì “sếp”vì sự phát triển của công ty, tổ chức”!
“Làm sếp thì phải cô đơn!”- mặc định này được nhiều người chấp nhận một cách tự nhiên vì vị trí, mối quan tâm,mục tiêu của sếp và của nhân viên là khác nhau, nếu không muốn nói là có một khoảng cánh xa thậm chí nhiều khi đối nghịch nhau. Đó là chưa nói đến việc vì sự tồn vong của công ty và của chính chiếc nghế lãnh đạo, có không ít chuyện sếp không chia sẽ cùng ai, để rồi phải đơn độc, phải khó nhọc “sống để dạ, chết mang theo”
Cô đơn thì không thể làm lãnh đạo!
Lãnh đạo (leader) hiểu nôm na, là người có nhiều người theo (follower). Không có người theo thì không thể gọi là lãnh đạo. Muốn vậy người lãnh đạo đòi hỏi phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, chẳng hạn như là đồng hành (dẫn dắt, cùng với nhân viên “chinh phục đỉnh núi cao”), đồng cảm (chia sẽ và được chia sẽ), đồng chí(cùng chí hướng, vì mục tiêu để hướng tới), đồng hệ (cùng chia sẻ với nhau một hệ giá trị, lẽ sống).
Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp cho thấy nhiều người giỏi sau một thời gian gắn bó thì “nhảy” việc khi mà dường như lương bổng, điều kiện làm việc đều không có vấn đề gì. Tại sao vậy?
Bởi vì mong muốn có “người giỏi” khác với “người thường” ở ít nhất 3 điểm:
1. Họ muốn đi theo một “nhà lãnh đạo”(leader) chứ không muốn đi theo một “ông sếp” (boss);
2. Họ có thể dễ dàng từ bỏ một công việc(job) nhưng ra khó từ bỏ một sứ mệnh (mission) mà họ đã theo đuổi;
3. Họ có thể dễ dàng rời bỏ tổ chức (organization) chứ không bao giờ rời bỏ đội ngũ (team) mà họ đã là một phần không thể thiếu của đội ngũ đó.
Như vậy, với người đứng đầu, cô đơn hay không cô đơn là tùy thuộc vào cách thức họ dẫn dắt doanh nghiệp và hành xử với nhân viên. Họ sẽ không bao giờ đơn độc nếu thật sự là lãnh đạo (chứ không phải sếp); trao cho nhân viên sứ mệnh (chứ không phải công việc thuần túy); kiến tạo đội ngũ (chứ không phải duy trì một đám đông).
“Họ sẽ không bao giờ cô đơn nếu đồng hành với những ý tưởng cao đẹp”(nguyên văn “They are never alone that are acconpanied with noble thoughts”)- triết lý nổi tiếng của văn hào Anh Philip Sidney (1554-1586) đại biểu kiệt xuất của văn học phục hưng, đượi khắc nghi trang trọng trang trọng ở ngay đại sảnh của thư viện Quốc hội Mỹ
Nhắc nhở của tiền nhân cũng như bí quyết của những nhà lãnh đạo không cô đơn: luôn trao sứ mệnh cao đẹp nhưng thực tế và đồng hành cùng đội ngũ của mình để hiện thực hóa sứ mệnh đó.
(Trường Doanh Nhân PACE)